Đặc sắc lễ hội Nghinh Ông ở Phan Thiết - Queen pearl mũi né

October 4, 2013

Đặc sắc lễ hội Nghinh Ông ở Phan Thiết

queen pearl, queen pearl land, đất nền queen pearl, dự án queen pearl.

Đôi nét về chùa Ông

Từ thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, đất Bình Thuận là điểm đến của nhiều cư dân ở phía Bắc, trong đó có người Hoa. Đại bộ phận người Hoa di cư về phương Nam là những người còn thương nhớ nhà Minh, chán ghét nhà Thanh, nên đã đem theo cả gia tộc khi ra đi. Tại vùng đất mới, những người Hoa dựa vào quê quán, tập hợp những người cùng quê lại thành một bang, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, làm ăn. Từ đó hình thành các bang như: Phúc Kiến, Quảng Đông, Hải Nam… mỗi bang đều giữ gìn phong tục tập quán Trung Hoa của mình cũng như chọn lọc, tiếp nhận các phong tục của người Việt, làm giàu thêm đời sống văn hóa-tinh thần.
Sự tiếp nhận đó không làm nhòa đi bản sắc văn hóa người Hoa, mà chỉ làm phong phú thêm nền văn hóa gốc Hoa. Những phong tục tập quán được người Hoa mang theo khi rời chính quốc vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Điển hình là tục thờ bà “Thiên Hậu”, thờ “Quan Thế Đế Quân”, một nhân vật lịch sử thời nhà Hán, được người Trung Quốc coi là biểu tượng của lòng chung thủy, sự độ lượng, chính trực… Cũng lẽ đó, năm 1778, người Hoa đã xây dựng một ngôi đền (ngày nay thuộc phường Đức Nghĩa, Tp, Phan Thiết) để thờ Quan Thế Đế Quân (Quan Công). Qua nhiều năm tháng, đền mở rộng thành chùa, kiến trúc mang phong cách Trung Hoa. Trong chùa, ngoài gian thờ Quan Công, còn có nơi thờ bà Thiên Hậu. Đi cùng thời gian xây dựng đền, các nghi thức cúng ông, nghinh ông cũng được thực hiện, duy trì ở Phan Thiết. 
Lễ hội nghinh ông
Tác giả Nguyễn Xuân Lý-Giám đốc Bảo tàng Bình Thuận đã có công sưu tầm, nghiên cứu khá kỹ về lễ hội Nghinh Ông. Trong báo cáo khoa học chuyên đề: Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa ở Phan Thiết, tác giả cho biết: Trước giải phóng, có lệ 2 năm tổ chức lễ hội Nghinh Ông một lần vào hạ tuần tháng 7 âm lịch. Sau này vì nhiều lý do, lễ hội Nghinh Ông đến năm 1996 mới chính thức tổ chức trở lại. Lễ gội gồm có 2 phần: lễ và hội. Phần lễ có 16 nghi lễ, như: “Lễ thỉnh thánh mẫu”, “lễ thỉnh kinh”, “lễ yết Quan Thánh, cáo tiền hiền…”. Ban tổ chức và hội quán của các bang người Hoa tốn rất nhiều công sức cho 16 lễ này. Phần lễ diễn ra trong 2 ngày. Để chuẩn bị cho phần hội, từ 3 ngày trước đó, người Việt và người Hoa đều làm vệ sinh sạch sẽ những đoạn đường dự kiến kiệu Ông đi qua.


Vào ngày diễn ra hội, tại hội quán của 4 bang, vào lúc 3 giờ sáng, người ta tập trung chuẩn bị cờ, quạt, nhang, đèn, hương thơm… để sau đó đi về chùa Ông. Chùa Ông trở thành điểm tập trung của 4 đoàn đi rước Ông, Nghinh Ông. Thời gian từ 4-5 giờ sáng, một lần nữa, các đoàn dành cho công việc kiểm tra. Trong thời gian đó, bên trong cổng chùa Ông, người ta lần lượt thỉnh kiệu của các vị thần thờ trong chùa đưa đến đặt trước khám Quan Thánh. Tiếp đến, thỉnh 5 pho tượng là tượng Quan Công, tượng bà Thiên Hậu, tượng Lưu Bị, Phước Đức Chánh Thần… trong khám thờ, lần lượt đặt lên 5 kiệu.

Tượng vừa đặt xong cũng là lúc nhạc lễ nổi lên, cùng lúc với cửa chùa mở rộng. Đúng 6 giờ sáng, dù thời thiết thế nào lễ Nghinh Ông cũng bắt đầu. Một cụ già râu tóc bạc phơ, đẹp lão, ngồi trên xe đẩy, tay cầm cờ đỏ, được một thanh niên đẩy ra, mở đường cho đoàn Nghinh Ông. Tiếp theo ông lão, là những thanh niên trẻ, khỏe tay mang băng rôn, cờ có dòng chữ  “Trung nguyên kiến tiêu”, “vạn đế vận Đức” đi theo, trong tiếng “chập cheng, chập cheng” của những chiếc phèng la. Đây là đoàn mở đường của Ban tổ chức, còn gọi là đoàn của quan đế miếu. Tiếp theo đoàn mở đường là đoàn của Phúc Kiến bang với đại kỳ nền đỏ viền xanh, có thêu hai con rồng. Sau đại kỳ là 18 lá tung kỳ và đoàn nhạc cổ Phúc Kiến gồm 20 nghệ nhân vừa đi vừa tấu các bản nhạc cổ với các nhạc cụ kèn, sáo, nhị, tỳ bà… kế tiếp là đoàn của bang Quảng Đông, đoàn của Hải Nam bang… Mỗi đoàn đều có cờ, băng rôn riêng nói về bang mình. Đoàn đi cuối cùng lại là đoàn của quan đế miếu. Đoàn này chủ yếu rước kiệu của các vị thần theo truyền thuyết của người Trung Hoa. Đó là kiệu: “Thánh Mẫu”; “Thiên Hậu”; “Phước Đức Chánh Thần”; “Quan Thánh”… Mỗi kiệu do 6 người khiêng và một số phụ nữ trong ban nghi lễ tháp tùng. Màn rước cuối cùng của phần hội là đoàn múa rồng. Con rồng làm bằng vải và các hợp chất dài 60 mét, do 17 thanh niên múa. Đây là tiết mục thu hút khá nhiều người xem. Cần biết thêm: Trong suốt thời  gian đi qua các ngõ đường, đoàn Nghinh Ông có 4 lần ghé vào hội quán của 4 bang. Trước khi đoàn ghé, tại cửa mỗi hội quán, người Hoa đều đặt bàn thờ và lễ vật với niềm hy vọng Ông sẽ chứng và ban phước. Nguyễn Xuân Lý, tác giả của báo cáo nói trên, đã tả cảnh tượng của đoàn Nghinh Ông đến trước hội quán Quảng Đông bang: “Tất cả các kiệu đi qua đều chậm lại và quay mặt vào hội quán. Tại đây bày sẵn bàn thờ, trên bàn thờ bày sẵn hoa quả và cả một con heo để tế Ông. Ban nghi lễ của Quảng Đông bang cúi lạy tạ rồi thắp nhang lên lư hương của các kiệu… khi đến lượt kiệu “Ông” đến, kiệu Ông dừng lại khá lâu để mọi người lễ tạ. Trống chuông nổi lên liên hồi chào đón Ông…”.
Ở lễ hội Nghinh Ông, bên cạnh lễ rước kiệu, còn có nhiều trò chơi giải trí và biểu diễn nghệ thuật dân gian hết sức phong phú. Những trò chơi, điệu múa được phân ra ở 4 đoàn của 4 bang. Có một số điệu múa lân, rồng được nhiều người đặc biệt chú ý là: “Đồng tử bái quan âm”, “bát tiên”, “múa quạt”. Cùng với đó còn có những trò diễn mang màu sắc lễ hội hóa trang của mỗi đoàn như hóa trang thành Châu Xương, Quan Bình (con Quan Công)… cũng khá hấp dẫn người xem. Chính vì thế đoàn Nghinh Ông đi đến đâu, nhân dân hai bên đường nô nức đón xem đến đó, làm cho cả Tp. Phan Thiết bừng lên không khí lễ hội. Trong lễ hội Nghinh Ông 1998, người ta tính: Từ lúc xuất phát đến khi quay về đoàn Nghinh Ông đi qua 13 đường, tổng cộng 2,2 km. Mỗi mét dài trên mỗi đoạn đường trung bình có 20 người đứng xem (cả hai bên), nhân lên có khoảng 44 ngàn người xem hội…


Lễ hội ngày thường được tổ chức trong 3 ngày với các sự kiện:

Ngày thứ nhất:

Lễ Thỉnh Kiệu Bà Thiên Hậu
*Lễ Thỉnh nước
* Lễ Thỉnh Kinh
* Lễ Thỉnh Kiệu thần Chiêu Ứng Công
* Lễ Yết Quan Thánh
* Cáo Tiền Hiền
* Lễ Chiêu vong linh Tiền Hiền

Ngày thứ hai:

* Hội Quán Triều Châu
* Hội Quán Hải Nam
* Đoàn Rồng Thanh Long Quan Đế Miếu
* Lễ phóng sinh
* Cúng ngọ
* Cúng thí thực
* Thả thuyền (cửa biển Phan Thiết)
* Lễ Hoàn mãn

Ngày thứ ba, cao điểm của lễ hội: Bắt đầu từ sáng sớm, Đoàn thỉnh Ông Quan Thánh Đế Quân xuất du. Thành viên trong đoàn gồm 900 người là thành viên các Hội Quán. Với băng rol mã lộ, băng rol đại kỳ, lồng đèn, bàn hương án, đoàn nhạc cổ,...

Các thành viên các hội quán chia ra làm tổ chức công việc:

* Đi cà kheo
* Gánh hoa, múa hoa
* Múa Thái cực kiếm
* Múa đèn,
* Múa quạt,
* Xe hoa Đồng tử bái Quan âm
* Đội Tam Tạng thỉnh kinh
* Đội Phước Lộc Thọ
* Thần tài
* Bao công xử án
* Lân Sư Rồng cung đình
* Đội mang Bát Bửu
* Kiệu Chiêu Ứng Công
* Kiệu Bà Chúa Sanh Nương Nương
* Kiệu Thiên Hậu Thánh Mẫu
* Ngai Phước Đức Chánh Thần
* Quan Bình cuỡi ngựa
* Châu Xương
* Lính hầu
* Người cầm trống
* Người dắt ngựa
* Kiệu Quan Thánh
* Đoàn rồng Thanh Long…

Thứ tự các đoàn rước khoãng 1.000 người: Đoàn Quan Đế Miếu, Hội quán Phước Kiến, Hội quán Quảng Đông, Hội quán Triều Châu, Hội quán Hải Nam, Đoàn Rồng Thanh long, Đội Lân-Sư-Rồng Hội quán Quảng Đông.

- Cung đường Nghinh Ông:

Xuất phát từ Chùa Ông – Trần Phú – Ngã Bảy, thăm Hội quán Phước Kiến – Nguyễn Huệ, thăm Hội quán Quảng Đông – Đinh Tiên Hoàng – Lý Thường Kiệt – rẽ trái Trưng Trắc – Trưng Nhị, thăm Hội quán Triều Châu – rẽ trái Trần Phú – rẽ phải Đội Cung, thăm Hội quán Hải Nam – Trưng Nhị - Nguyễn Văn Cừ - Ngã Bảy – Trần Phú – Triệu Quang Phục – Ngô Sĩ Liên – Ngư Ông – Trưng Trắc – qua cầu Trần Hưng Đạo – Hải Thượng Lãn Ông – ngã tư Lê Hồng Phong, qua cầu Lê Hồng Phong – Nguyễn Thị Minh Khai – Nguyễn Tri Phương – Ngô Sĩ Liên – Chùa Ông.
Một số hình ảnh lễ hội:







queen pearl, queen pearl land, đất nền queen pearl, dự án queen pearl.
Sưu Tầm

0 nhận xét:

Post a Comment

Powered by Blogger.

Recent

Học Blogger

Comments




Mr Đại
Chuyên Viên Tư Vấn BĐS
Địa chỉ: Phường 6, Quận 3, TPHCM
ĐTDĐ: 0919 50 1000
Mail: duandothi02@gmail.com

Marketing Online

Liên hệ đặt mua

ĐĂNG KÝ
NHẬN THÔNG TIN DỰ ÁN

* Vui lòng điền đầy đủ thông tin

-->